Từ xa xưa, theo quan niệm của người Việt thì tết Đoan ngọ là một trong những ngày tết quan trọng của truyền thống dân tộc. Để chuẩn bị đồ cúng sao cho chu đáo, phù hợp, ngày tết Đoan ngọ cúng gì thì có lẽ nhiều bạn trẻ chưa rõ.
1.Ý nghĩa và nguồn gốc của tết Đoan ngọ
Nguồn gốc:
Theo truyện kể từ xưa truyền lại vào một ngày mùa hè (5/5 âm lịch) sau vụ mùa bội thu, người nông dân đang ăn mừng thì bỗng sâu bọ từ đâu kéo đến nhiều vô kể. Chúng rất hung hăng và ăn cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Những người nông dân không biết làm cách nào để giải được nạn sâu bọ này.
Bỗng từ xa có một ông lão đi tới. Ông tự xưng mình là Đôi Truân và bày cách diệt sâu. Theo lời ông, mỗi nhà lập một đàn cúng vào giữa giờ ngọ gồm các loại trái cây và bánh gio. Sau đó ra trước sân vung tay múa chân. Lũ sâu bọ thấy vậy, sợ quá mà lăn ra chết.
Từ đó trở đi, để nhớ ơn người đã bày cách giúp mình và cũng là để diệt sâu, mọi người lấy ngày này là tết Đoan ngọ (vì cúng vào giờ ngọ) hay tết diệt sâu bọ.
Ý nghĩa ngày tết Đoan ngọ
Cùng với ý nghĩa là ngày Tết diệt sâu bọ thì đây cũng được xem là ngày để tụ họp gia đình. Vào ngày này, người dân chuẩn bị nhiều đồ cúng để dâng lên ông bà tổ tiên cùng các vị thần linh trong trời đất với lòng tưởng nhớ, biết ơn và hy vọng có một mùa bội thu, đời sống no đủ.
2.Phong tục và sự chuẩn bị đồ cúng trong ngày tết Đoan ngọ
Tết đoan ngọ cúng gì? Thực ra ở mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có phong tục và sự chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhiều việc mà con người quan niệm phải làm trong ngày 5 tháng 5 mới hiệu nghiệm.
Có vùng, vào sáng sớm ngày này sẽ có hai người chạy ra vườn. Một người cầm roi, một người trèo lên cây. Người cầm roi quất vào thân cây hỏi lý do làm sao cây không ra quả hoặc là ra quá ít. Người trên cây sẽ giả làm cây và trả lời, rồi hứa năm sau sẽ ra nhiều quả vì sợ người dưới cây đánh.
Cũng có vùng vào ngày này làm túi ngũ sắ, nhuộm móng tay, móng chân cho trẻ nhỏ hoặc hái thuốc…
Về chuẩn bị đồ cúng, người Mường, đồ cúng không thể thiếu trong ngày này là bánh khúc gia truyền. Còn ở miền Trung, miền Nam là bánh ú lá tre hay bánh gio. Có những nơi phải thịt vịt, thịt ngan… Người miền Bắc thường chuẩn bị hoa quả, bánh gio và rượu nếp.
Vậy tết Đoan ngọ cúng gì? Dù là lễ vật khác nhau nhưng điểm chung của các mâm đồ cúng là thể hiện lòng chân thành, sự biết ơn đến ông bà tổ tiên và ước vọng về đời sống đủ đầy. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà sắm mâm cúng cho ngày tết Đoan ngọ phù hợp. Mâm cúng trong ngày tết đoan ngọ gồm:
- Hương, hoa, tiền vàng, nến, nước lọc, rượu nếp
- Các loại hoa quả đúng mùa như vải, mận, dưa, hồng xiêm, chuối…
- Xôi, chè, bánh gio (Nhiều nơi còn làm thêm cả bánh chay)
Các bạn đừng quá băn khoăn về lo lắng tết đoan ngọ cúng gì. Bởi điều quan trọng đầu tiên khi bạn chuẩn bị mọi thứ phải xuất phát từ cái tâm của mình. Không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần bạn chuẩn bị mọi thứ với một thái độ trân trọng nhất. Đó chính là mâm đồ cúng trang trọng dâng lên ông bà tổ tiên.
Xem thêm: